Ổ dịch đầu tiên xuất hiện vào ngày 1/2 tại xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột. Bệnh nhân đầu tiên phát hiện mắc bệnh là Y.B.Ê, sinh năm 2017, ở Buôn Tơng Ju. Hiện, cháu đang học mầm non tại trường Mầm non Eakao, xã Eakao. Điều tra yếu tố dịch tễ, ngành y tế thành phố Buôn Ma Thuột phát hiện có thêm 22 cháu học cùng trường mầm non Ea Kao cũng nhiễm bệnh thủy đậu.
Ổ dịch thứ hai xuất hiện tại huyện Lắk vào ngày 9/2, với bệnh nhân đầu tiên là H.R.Ê, sinh năm 1999, ở xã Nam Ka. Hiện, ổ dịch này đã phát hiện 6 trường hợp mắc bệnh
Ngay sau khi ghi nhận các trường hợp mắc bệnh, lực lượng y tế đã tiến hành giám sát điều tra dịch tễ các ca bệnh. Tiến hành phun ChloraminB khử khuẩn và cấp ChloraminB cho các trường học ghi nhận ca bệnh khử khuẩn hàng ngày. Đồng thời, hướng dẫn các gia đình có người bệnh thực hiện việc vệ sinh hàng ngày, tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong xã tiêm vaccine thủy đậu, đồng thời, khi có các biểu hiện triệu chứng tương tự như sốt, nổi mụn nước… liên hệ ngay trạm y tế để xử trí kịp thời.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh phát hiện 44 trường hợp mắc bệnh thủy đậu, rải rác tại các huyện, thị xã, thành phố. Lứa tuổi mắc bệnh chủ yếu là trẻ em dưới 15 tuổi và thường xảy ra tại các trường Mầm non và Tiểu học
Nguồn: VOV-Tây Nguyên
Lưu ý:
* Bệnh thủy đậu thường diễn biến phức tạp ở trẻ nhỏ. Bố mẹ nếu phát hiện các triệu chứng của bệnh hãy lập tức đưa bé đến các cơ sở y tế để làm các xét nghiệm cần thiết và có hướng điều trị nếu trẻ mắc bệnh nhé.
* Giữ vệ sinh hàng ngày cho trẻ thật tốt, tránh các vi khuẩn gây hại làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
* Tăng cường bổ sung các loại Vitamin tăng sức đề kháng cho bé.
Hiện Bệnh viện nhi Đức Tâm có dịch vụ thăm khám da liễu cũng như phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh Thủy đậu.
Bên cạnh đó còn có dịch vụ tư vấn chích ngừa và chích ngừa thủy đậu, giúp phòng ngừa sớm bệnh này.